Bắc Vân Phong nằm ở phía Bắc của khu kinh tế Vân Phong, thuộc Vịnh Vân Phong, lấy toàn bộ huyện Vạn Ninh, phía Bắc tỉnh Khánh Hòa. Đây là một trong những vịnh tự nhiên được đánh giá tốt nhất vùng Đông Á, mở cửa hướng ra Biển Đông, gần ngã ba các tuyến hàng hải, quan trọng nối giữa châu Âu – châu Á; có vị trí tâm điểm toả đến hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của khu vực, là điểm hội tụ của các cảng biển khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Bắc Vân Phong là đặc khu kinh tế sở hữu tiềm năng phát triển vượt trội về kinh tế. Nhờ đó nhiều nhà đầu tư rất quan tâm đến vấn đề về bản đồ quy hoạch của khu vực này. Cùng bacvanphong-Nguyen tìm hiểu các thông tin mới nhất về đặc khu kinh tế này trong bài viết bên dưới nhé!
Vị trí đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong
Bắc Vân Phong nằm ở phía Bắc của khu kinh tế Vân Phong, thuộc Vịnh Vân Phong, lấy toàn bộ huyện Vạn Ninh, phía Bắc tỉnh Khánh Hòa. Đây là một trong những vịnh tự nhiên được đánh giá tốt nhất vùng Đông Á, mở cửa hướng ra Biển Đông, gần ngã ba các tuyến hàng hải, quan trọng nối giữa châu Âu – châu Á; có vị trí tâm điểm toả đến hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của khu vực, là điểm hội tụ của các cảng biển khu vực châu Á – Thái Bình Dương.
Bản đồ đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong
Bản đồ đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong
Quy hoạch đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong
Theo Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn quốc gia (đơn vị tư vấn dự án), Đồ án Điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Vân Phong có phạm vi nghiên cứu đến 2040, tầm nhìn đến 2050 có diện tích 150.000 ha, trong đó diện tích phần đất liền khoảng 70.000 ha, phần mặt nước khoảng 80.000 ha thuộc 2 huyện Ninh Hoà và Vạn Ninh…
Bắc Vân Phong là khu vực có vị trí chiến lược về kinh tế, có nhiều lợi thế về vị trí địa lý và tài nguyên thiên nhiên để phát triển mạnh kinh tế biển kết hợp đảm bảo an ninh quốc phòng. Với vị trí địa lý cực kỳ đắc địa như trên, Bắc Vân Phong đang được quy hoạch xây dựng thành đặc khu hành chính – kinh tế với diện tích dự kiến khoảng trên 111.000 ha (gồm 56.000 ha mặt đất và 55.000 ha mặt nước).
Khu kinh tế Bắc Vân Phong được quy hoạch với mục tiêu xây dựng phù hợp với các chiến lược phát triển Việt Nam nói chung và Chiến lược phát triển bền vững nền kinh tế biển quốc gia đến 2030, tầm nhìn đến 2045 nói riêng; định hướng Khu kinh tế Vân Phong trở thành trung tâm phát triển trình độ cao, ngành nghề mới, tập trung chủ yếu là du lịch, dịch vụ phức hợp cao cấp, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp giải trí hiện đại có khu casino; trung tâm sáng tạo, khởi nghiệp và giao thương quốc tế.
Chính phủ cũng chủ trương xây dựng Khu kinh tế Bắc Vân Phong theo mô hình phát triển bền vững, thân thiện với môi trường, thu hút nguồn lực đầu tư, khai thác hiệu quả tiềm năng, nuôi dưỡng động lực mới cho phát triển.
Đồng thời, xây dựng Khu kinh tế Bắc Vân Phong trở thành đặc khu trung tâm kinh tế, có sức lan tỏa trong khu vực, trong vùng và cả nước; trở thành đô thị hiện đại, thông minh, vùng động lực phát triển, khu vực đáng sống với biểu tượng Xanh – Tri thức – Bản sắc.
Bảo đảm an ninh – quốc phòng góp phần bảo vệ độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; làm cơ sở để lập các quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân khu, thu hút các dự án ĐTXD trên địa bàn và là công cụ pháp lý để BQL Khu kinh tế, chính quyền các cấp quản lý, kiểm soát các hoạt động ĐTXD theo quy hoạch được duyệt.
Quy hoạch Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong theo tính chất là Khu kinh tế tổng hợp đa lĩnh vực, đa ngành. Trong đó kinh tế biển có dịch vụ hậu cần cảng, cảng trung chuyển container quốc tế giữ vai trò quan trọng, kết hợp phát triển kinh tế công nghiệp, ngư nghiệp, dịch vụ và các ngành kinh tế khác; là khu vực có hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế – xã hội phát triển hiện đại, đồng bộ, trở thành đô thị biển đạt tiêu chuẩn đô thị bền vững thông minh, trong đó, khu TM tự do đóng vai trò hạt nhân nhằm thúc đẩy sự phát triển Khu kinh tế.
Khu kinh tế Bắc Vân Phong
Đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong cũng là trung tâm du lịch biển đảo cao cấp, du lịch giải trí, dịch vụ tổng hợp tận dụng thế mạnh là cửa ngõ giao thương quốc tế để tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo có khả năng cạnh tranh quốc tế, chất lượng cao; là trung tâm phát triển kinh tế tỉnh Khánh Hòa, có vai trò thu hút đầu tư, dòng vốn tư nhân và là động lực phát triển kinh tế cho các vùng lân cận và toàn quốc.
Trên cơ sở các điều kiện tự nhiên thuận lợi, các ngành nghề trọng tâm được ưu tiên phát triển của khu vực này tại đề án thành lập đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Bắc Vân Phong là dịch vụ cảng biển trung chuyển container và logistics quốc tế, trung tâm thương mại – tài chính – du lịch và vui chơi giải trí có casino, công nghệ cao gắn với khu đô thị có y tế và giáo dục chất lượng cao…
Với những tiềm năng hiện hữu và định hướng sẽ phát triển khu vực này thành đặc khu kinh tế, Bắc Vân Phong hiện vẫn còn dư địa đầu tư khá lớn và đang sở hữu những ưu thế nhất định để giúp khu vực này có thể vươn lên phát triển vượt trội trong tương lai.
Sức hút của Bắc Vân Phong đến từ nguồn quỹ đất chưa sử dụng khá lớn, điều này cho phép nhà đầu tư dễ dàng khai thác phục vụ mục đích phát triển sản xuất – kinh doanh, phát triển khu thương mại, tài chính, cảng biển tự do mà không gặp phải những vướng mắc, khó khăn liên quan tới giải phóng mặt bằng, đền bù.
Cận cảnh khu kinh tế Bắc Vân Phong nhìn từ trên cao
Bất động sản khu vực Bắc Vân Phong
Theo quy hoạch khu kinh tế Vân Phong tỉnh Khánh Hòa có diện tích 150.000ha. Trong đó, phần mặt nước có diện tích khoảng 80.000ha, phần đảo và đất liền 70.000ha thuộc thị xã Ninh Hòa (Nam Vân Phong) và huyện Vạn Ninh (Bắc Vân Phong).
Riêng huyện Vạn Ninh, giai đoạn năm 2017, sau khi nhận được thông tin phát triển thành đặc khu kinh tế, giá đất bắt đầu tăng vọt và nhanh chóng chạm mức hơn 80 triệu đồng/m2 tại khu vực ven biển thị trấn Vạn Giã. Trong khi, giá đất khu vực này trước năm 2016 chỉ kịch khung khoảng 20 triệu đồng/m2.
Giá đất thủy sản, nuôi trồng, đất nông nghiệp và lâm nghiệp cũng tăng chóng mặt, chỉ từ vài trăm nghìn đồng/m2 đã lên đến 2 – 3 triệu đồng/m2. Theo người dân khu vực này, người mua chủ yếu đến từ TP Hồ Chí Minh và Hà Nội.
Nhận thấy tình trạng sốt đất, UBND tỉnh Khánh Hòa tháng 5/2018 đã có văn bản chỉ đạo CQCN tạm dừng chuyển mục đích sử dụng đất, tách thửa, chuyển QSDĐ tại khu vực quy hoạch đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong. Ngay sau đó, cò đất, các “đầu nậu” đã bán tháo khiến giá đất nhanh chóng giảm 20 – 30 triệu đồng/m2.
Đến giữa 6/2020, thủ tướng chính phủ đã đồng ý tạm dừng triển khai lập quy hoạch tổng thể đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong, khiến giá đất khu vực này giảm mạnh.
Tuy nhiên, giá đất khu kinh tế Vân Phong đã tăng trở lại trước thông tin Khánh Hòa đang khẩn trương điều chỉnh quy hoạch chung phát triển xây dựng khu kinh tế Vân Phong đến 2040, tầm nhìn đến 2050, bao gồm cả đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong; cùng với đó là thông tin hàng loạt dòng vốn trong và ngoài nước đổ về thông qua đề xuất các dự án khủng tại khu vực Bắc Văn Phong.
Theo các sàn giao dịch và môi giới BĐS, Bắc Vân Phong có nhiều tiềm năng phát triển khi được sân bay charter, khu phi thuế quan, cảng quốc tế cũng như hàng loạt đô thị du lịch quy mô lớn… được quy hoạch. Tuy nhiên, đây vẫn là vùng trũng BĐS khi giá chỉ bằng ½ thành phố Vân Đồn, ⅙ thành phố Phú Quốc…
Tiến độ xây dựng đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong
KKT Vân Phong sau hơn 15 năm thành lập đã thu hút được 155 dự án đầu tư (30 dự án có vốn đầu tư nước ngoài và 125 dự án trong nước) với tổng vốn đăng ký lên đến 4,1 tỷ USD (trong đó vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 2,95 tỷ USD), vốn đã thực hiện khoảng 2,35 tỷ USD (so tổng vốn đăng ký đạt 57%); trong đó khoảng 100 dự án đã chính thức đi vào vận hành.
Theo kết quả sản xuất kinh doanh đặc khu kinh tế Vân Phong giai đoạn 2006-2021 đạt doanh thu hơn 5,7 tỷ USD, nhập khẩu đạt hơn 3,8 tỷ USD, xuất khẩu đạt hơn 5,2 tỷ USD, nộp ngân sách đạt hơn 50.000 tỷ đồng (trong đó nộp đối với hoạt động trung chuyển xăng dầu trên địa bàn đặc khu kinh tế đạt gần 47.000 tỷ đồng).
Các sản phẩm xuất khẩu chính của khu kinh tế là thủy sản, tàu biển đóng mới và hầu hết các công ty này đều tập trung đầu tư ở KKT Nam Vân Phong.
Trong khi đó, các lợi thế phát triển kinh tế biển đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong cũng không thua kém phía Nam, nhưng lại vắng bóng các nhà đầu tư. Hiện nay, tại khu Bắc Vân Phong chỉ là các đồi cát trắng nối dài.
Tiến độ đặc khu kinh tế Bắc Văn Phong
Theo đề án lập Đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Bắc Văn Phong nên khu vực này từ năm 2016 vẫn giữ nguyên trạng, dù có nhiều tiềm năng phát triển nhưng vẫn chưa xem xét thu hút các dự án mới. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự thiếu hụt các nhà đầu tư tại đây.
Đến năm 2020, TTCP có chủ trương dừng triển khai lập QH tổng thể phát triển KT XH Đơn vị hành chính-kinh tế Bắc Vân Phong và cho phép điều chỉnh quy hoạch Khu kinh tế Vân Phong.
Song song với đó là tỉnh Khánh Hòa sẽ tập trung xây dựng cơ sở hạ tầng tại đặc khu kinh tế Bắc Vân Phong để tạo điều kiện, cũng như thu hút các nhà đầu tư “đổ vốn” vào khu vực này.
Tiến độ đặc khu kinh tế Bắc Văn Phong